Tượng Đức Khổng Tử

2.800.000 VND 2.660.000 VND

Đức Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi. Tính Ngài ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh.

Gọi đặt hàng

Tượng Đức Khổng Tử Gỗ Hương

Chất liệu: Gỗ hương; Xem thêm: [cách nhận biết gỗ quý]. 

Kích thước: Cao 40cm. 

Tuong khong tu tuonggodep.com

Đức Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi.

Trưng bày:

Nên đặt tượng Đức Khổng Tử trên bàn làm việc hay trong phòng đọc sách, phòng họp với ý nghĩa mong cho trí tuệ luôn minh mẫn, gia tăng sự phán đoán và quyết đoán trong mọi việc.

Khi trưng bày tượng gỗ Đức Khổng Tử thì tượng cần được đặt ở vị trí trang nghiêm trên bàn học, bàn làm việc với nhiều ánh sáng, mặt tượng hướng ra phía cửa chính, tuyệt đối không đặt tượng ở vị trí thấp hoặc tối tăm, bởi có như vậy thì mới tránh được âm khí và tượng Đức Khổng Tử mới mang đến sự hỗ trợ về phong thủy tốt nhất.

Ý nghĩa tượng Đức Khổng Tử gỗ Hương:

Đức Khổng Tử là người khai sáng Nho giáo, đồng thời là triết gia lỗi lạc bậc nhất của Á Đông. Gần 2500 năm đã trôi qua, nhưng những tư tưởng và triết lý nhân sinh của Đức Khổng Tử vẫn được người đời coi là chân lý. Ông được người sau tôn xưng là “Vạn thế sư biểu”, tức là người thầy mẫu mực của muôn đời, như thế để thấy những công lao và đóng góp của Đức Khổng Tử đối với vấn đề giáo dục, và có thể nói những tư tưởng về giáo dục của Đức Khổng Tử cũng là đóng góp to lớn nhất, có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau này.

Tượng gỗ Khổng Tử nếu đặt ở đúng phương vị học vấn thì sẽ tăng cường những điều may mắn và thuận lợi cho học vấn, thi cử, công danh và sự nghiệp. Với những ý nghĩa này, tượng Khổng Tử gỗ hương là vật phẩm cần thiết cho các bậc lãnh đạo, người làm công tác nghiên cứu khoa học…

Đức Khổng Tử với đức tính ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh.

“Nhân” trong luận ngữ của Khổng Tử

Trong Luận ngữ, khái niệm "Nhân" được Khổng Tử nhắc tới nhiều lần và tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh mà "Nhân" được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa sâu rộng nhất "nhân" là một nguyên tắc đạo đức trong triết học Khổng Tử. “Nhân" được ông coi là cái quy định bản tính con người thông qua "lễ", "nghĩa", quy định quan hệ giữa người và người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. "Nhân" có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác trong triết học Khổng Tử để làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ và do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vòng tròn đồng tâm thì "Nhân" là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất nhất trong bản tính con người. "Nhân" cũng có thể hiểu là "trung thứ", tức là đạo đối với người, nhưng cũng là đạo đối với mình.

Có thể nói, trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là đức hoàn thiện của con người, và do vậy, "nhân chính" là đạo làm người - sống với mình vả sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ" và đạo đức, luân lý con người là "Nhân", người có đạo nhân là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông.

Xem thêm:

- Tượng gỗ Khổng Minh.