Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ
Chất liệu: Gỗ hương, cẩn ốc xà cừ; Xem thêm [cách nhận biết gỗ quý]
Kích thước: Cao 49cm x rộng 38cm
Thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” là tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dày công dạy dỗ, chỉ bảo làm ăn, cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên, là thờ cúng cái nguồn gốc phàm trần của xác thân.
Cửu huyền thất tổ là gì
“Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.”
Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ “huyền” nào có nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ nầy được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.
Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
Một vị Hoà Thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “cửu huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “cửu huyền”.
Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là Ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” (viết bằng chữ Hán).
“Cửu huyền Thất tổ” tiếng Hoa 九玄七祖
Ý nghĩa bài vị Cửu huyền Thất tổ [Xem thêm]