Phật Di Lặc khay trà gỗ ngọc am - PL778

Liên hệ

Phật Di Lặc khay trà. Khay Trà dùng tiếp đãi khách hàng, bạn bè nó cũng là một thứ đồ nội thất phòng khách sang trọng thể hiện được cái gu thẩm mĩ của chủ nhà

Danh mục: Khay trà, TƯỢNG GỖ

Phật Di Lặc khay trà

Chất liệu: Gỗ ngọc am hay còn gọi hoàng đàng rủ. Gỗ ngọc am là loại gỗ tốt và mịn, màu vàng nhạt, không bi mối mọt, có mùi thơm. Dùng trong xây dựng, làm đồ dùng cao cấp và nhất là đồ mỹ nghệ. Gỗ thân và nhất là gỗ rễ chứa nhiều tinh dầu. Gỗ rễ được dùng phổ biến để làm hương cao cấp. [Cách nhận biết gỗ quý]

Kích thước: Dài 50cm x rộng 33cm

Khay trà kết hợp với Phật Di Lặc  tay cầm như ý...  Gỗ ngọc am mùi thơm ngát sẽ hoà quyện vào hương trà...

Khay Trà có thể được chúng ta mua về để sử dụng hàng ngày tiếp đãi khách hàng, bạn bè nó cũng là một thứ đồ nội thất phòng khách sang trọng thể hiện được cái gu thẩm mĩ của chủ nhà, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ.

Ngoài ra  còn được sử dụng như 1 món quà để tặng bạn bè, người thân, thầy cô, đối tác làm ăn… nó là một món quà có thể sử dụng được giúp người dùng luôn nhớ tới người mình.

Trà đạo Việt Nam
Không giống như “trà kinh” của Trung Quốc hay “trà đạo” của Nhật Bản, tại Việt Nam, các bậc tiền nhân cho rằng uống trà là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi công thức.

Cách thưởng trà của người Việt cũng mang nét văn hóa riêng: trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ thấy chát đắng, sau đó chuyển sang vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà.

Người Việt thường dùng trà mộc ướp với nhiều hương liệu khác nhau thành trà sen, trà hoa nhài, trà bạch ngọc, trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm… Mỗi loại trà làm nên một hương vị khác nhau, trong đó trà sen là thứ trà quý nhất trước kia chỉ dành cho bậc vua chúa.
Nói về thưởng trà, người Việt thưởng trà theo cách độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), hay quần ẩm (nhiều người). Trà dùng khi độc ẩm thường là lúc thưởng nguyệt ngâm thơ, nếu đối ẩm thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao, thậm chí hưng phấn thì cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn. Trà cũng như người bạn tâm giao của con người, giúp cho người ta nhớ đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua.

Người Việt có câu rằng: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Bởi “nhất thủy, nhì trà”, nên nước dùng pha trà phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời hay từ suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen vào buổi sớm mai. Cách đun nước cũng phải phải đảm bảo giữ được độ thanh tĩnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà. Người trong Hoàng cung xưa khi pha trà thường rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có nắng. Còn các bô lão xưa thường dùng nước mưa để giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng.

“Tam bôi, tứ bình” chính là bộ ấm pha và 4 chén quân cùng với 1 chén tống để chuyên trà. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ trong ấm, giúp cho các cánh trà được thấm đều.

Còn “ngũ quần anh” là tìm bạn trà, khó hơn tìm bạn rượu. Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay bàn chuyện nhân tình thế thái để cảm nhận trong trà có cả trời đất, cỏ cây.

Như vậy, trong văn hóa của phương Đông, trà đạo vừa ẩn chứa vẻ đẹp tinh anh và thanh tao của Phật giáo, vừa ẩn chứa vẻ đẹp thầm kín huyền ảo của Đạo giáo, lại vừa ẩn chứa vẻ đẹp nho nhã hàm xúc của Nho gia. Nói một cách ngắn gọn, “trà đạo” ẩn chứa nội hàm của tu dưỡng. Vậy mới nói, văn hóa giống làn gió xuân, âm thầm nuôi dưỡng để hình thành nên bông hoa tinh khiết tuyệt vời – và đó chính và văn hóa trà đạo.