Phật Di Lặc ngồi cây bách
Chất liệu: Gỗ hương Gia Lai; Xem thêm [cách nhận biết gỗ quý]
Kích thước: Cao 30cm x rộng 48cm
Trưng bày: Đặt trong phòng khách, phòng làm việc, đặt trên bàn thờ thần tài, kệ tủ, đôn bàn, cửa hàng kinh doanh, công ty, văn phòng...
Ý nghĩa: Phật Di Lặc ngồi cây tùng bách cầm bát vàng mang ý nghĩa (bách) 100 sự đại lợi.
Ý nghĩa cây tùng và cây bách trong phong thuỷ
Từ lâu cây tùng bách đã được coi là vật cát tường, chúng có cùng chung đặc điểm và ngụ ý, nhưng cũng có một số điểm khác biệt.
Hàng ngàn năm nay, tùng (thông) là đối tượng ca tụng, mô tả của các văn nhân mặc khách, cũng là một biểu tượng may mắn phổ biến trong mọi thời kỳ. Về đặc điểm tự nhiên “Tùng là loài đứng đầu trong các loài cây, mọc ở trên núi…nhiều cành sống lâu. Vỏ thô như vẩy rồng, lá nhỏ như bờm ngựa, gặp sương gió không lụi tàn, sống ngàn năm vẫn không chết…” Những câu này đã bộc lộ được đặc tính tự nhiên của cây tùng.
Trong quan niệm văn hóa truyền thống về thực vật, tùng bách có vị trí tương đối cao và cũng mang ý nghĩa tượng trưng tương ứng. Tùng được xem là “đứng đầu các loại cây”, hoặc gọi là “mộc công”, “đại phu”. Vương An Thạch thời Tống đã từng giải thích, tùng giống như tước “công” đứng đầu trong các tước vị công hầu, vì vậy được gọi là đứng đầu các loài cây. Một nửa của chữ “tùng” là chữ “công”. So với tùng, vị trí của bách thấp hơn một chút, vì bách đồng âm với “bá”, thuộc hàng thứ 3 trong năm tước. Nhìn từ góc độ chữ viết, “bách” và “tùng” có những điểm gần giống nhau.
Một điểm chung khác của tùng và bách là không bị sương gió quật ngã, quanh năm xanh tốt. Thực ra chúng không phải không rụng lá, có điều trao đổi chất kịp thời, nên quanh năm xanh tốt. Vì thế, hai ngàn năm trước Khổng Tử đã ca ngợi: “ Qua mùa đông giá lạnh, mới biết được sức sống của tùng bách”. Từ đặc tính tự nhiên này, tùng bách được mọi người xem là loài cây luôn xanh tốt, gắn cho ngụ ý cát tường trẻ mãi không già. Tranh cát tường “ tùng bách đông xuân” là bức vẽ xuất hiện cả cây tùng và cây bách.
Tùng bách đều có thể dùng để chúc trường thọ, sống lâu, nhưng cũng có một chút khác nhau. Tùng thường được dùng làm vật tượng trưng để chúc tụng, cầu khấn luôn luôn trẻ khỏe, trường thọ, đặc biệt được dùng làm đề tài chúc thọ “ Phúc như đông hải trường lưu thủy; Thọ tỉ nam sơn bất lão tùng” (Phúc như dòng nước chảy dài tại biển Đông, thọ như cây tùng không già trên núi Nam), tặng một giỏ hoa cắm đầy cành thông hoặc một chậu thông đá, đều là những món quà tốt nhất để mừng thọ. Tranh cát tường lấy đối tượng là cây tùng, có “tuế hàn tam hữu”, “tùng cúc diên niên”,”tiên hồ tập khánh”,…
Bách là loài cây trường thọ, “thọ ngang với tùng” , nên công dụng thực tế và ngụ ý cát tường của nó cũng thường được làm chủ đề để chúc thọ. Nhưng điểm khác biệt giữa tùng là, nó không những là vật tượng trưng, mà còn có tác dụng thực tế. Lý Thời Trân trong cuốn “ Bản thảo cương mục” đã nói bách sống dai mà kiên cường, ngoài công dụng làm thức ăn trực tiếp, lá bách còn có thể nấu canh, ngâm rượu,. Cao Liên trong cuốn “ Tuân sinh bát tiên” có viết: Canh lá bách có thể dùng thay thế cho trà, uống ban đêm có thể giúp tỉnh táo. Ở đời Hán còn có tập tục uống rượu lá bách trong ngày mồng một tháng giêng để chúc thọ.
“ Bách” (cây bách) đồng âm với “bách” (một trăm), đây là điều à tùng không có. Trong quan niệm truyền thống, một trăm là số lớn nhất, được nhắc tới nhiều nhất, vì vậy rất nhiều sự vật chỉ cần ghép thêm từ “bách” là có thể chỉ toàn bộ, như “bách sự” (mọi việc), “bách thú” (mọi loài thú), “bách điểu” (mọi loài chim)… Do đồng âm với “bách”, nên cây bách cũng được dùng để thay thế số một trăm, thể hiện ý cát tường. Trong tranh cát tường, có thể thường xuyên thấy hình ảnh của cây bách và cây hồng (thị), với ý “bách sự” (trăm sự, mọi việc; trong tiếng Hán, “thị” và “sự” phát âm giống nhau), thêm vào cây quất lớn (“quất” và “cát” âm đọc gần giống nhau) sẽ trở thành “bách sự đại cát” (mọi việc may mắn). Cũng có cách dùng nhiều đồ vật để thể hiện ý tứ, trong cuốn Tây Hồ du lãm chí dư có nói: Tập tục Hàng Châu, vào ngày đầu năm âm lịch để cành bách, trái hồng, và cây quất lớn, ngụ ý mọi việc đều may mắn. Dùng bách, hồng, quất để thể hiện ý bách sự đại cát.
Xem thêm